Chúng ta đã từng thấy những hình ảnh cho thấy khoa học không hề khô khan. Còn bây giờ các bạn sẽ được chiêm ngưỡng cách thức khoa học tạo ra "phép thuật" ngay giữa đời thường.

Bạn nghĩ tắc kè hoa giỏi ngụy trang? Chắc chắn không thể bằng bạch tuộc. Cơ thể bạch tuộc có các tế bào thay đổi sắc tố mang tên Chromatophores, cho phép chúng thay đổi họa tiết trên cơ thể để hòa mình vào môi trường xung quanh chỉ trong 0,3s. Và cách con bạch tuộc này đổi màu thì giống như... quỷ dữ vậy.

Nhìn giống như "ma thuật" của ông phù thủy nào đó vậy. Nhưng kỳ thực, đây là vũ điệu "múa ballet" do đàn sáo đá tại Scotland tạo ra khi di cư. Chúng có tập tính di cư theo từng đàn khổng lồ để bảo vệ lẫn nhau, tạo thành những hình thù vô cùng đặc biệt trên bầu trời.
Trông giống như một con quái vật ngoài hành tinh chúng ta vẫn thấy trong phim đúng không? Thực chất, đây là "chất dẻo từ tính" - magnetic putty - được cấu tạo từ hàng triệu triệu nam châm siêu nhỏ. Do đó, nó sẽ phản ứng với bất kỳ kim loại nào, tạo thành hình ảnh giống như... quái vật đồng nát chuyên thu nhặt kim loại.

Ảo thuật gì đây? Đó là nhờ một trạng thái của nước mang tên nước siêu lạnh - supercooled water. Nước này có thể đạt tới dưới 0 độ C nhưng vẫn không bị đóng băng vì không có các tinh thể lạ trong nước (ví dụ như bụi). Tuy nhiên, chỉ cần một tác động nhỏ, các bong bóng (vật thể lạ) sẽ xuất hiện và nước ngay lập tức bị đóng băng.
0 nhận xét